Tuesday, December 25, 2012

Một số hình ảnh cuộc hội thảo và giao lưu giữa nhà báo, blogger, Facebooker, sở 4T và A87...


Truyền thông xã hội và những tác động lên tác nghiệp báo chí

QĐND - 22 giờ trước 43 lượt xem 1 tin đăng lại
QĐND Online - Ngày 24-12, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”.
QĐND Online - Ngày 24-12, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”.
Ông Lưu Đình Phúc (Trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương, Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông) đọc tham luận tại hội thảo.
Các tham luận tại hội thảo cho rằng, truyền thông xã hội là cách thức truyền thông thể hiện sự tương tác thông tin đa chiều, trực tuyến trên internet. Truyền thông xã hội đang được thể hiện dưới hình thức của các mạng xã hội (Facebook, MySpace, Blogspot...) và các trang chia sẻ tài nguyên (Youtube, Flickr...)
Các đại biểu cũng cho rằng, truyền thông xã hội cung cấp nhiều thông tin, đề tài cho báo chí, giúp thông tin trên báo chí được quảng bá nhanh và rộng, giúp báo chí đối thoại trực tiếp với người đọc...
Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý báo chí khi tiếp nhận tin tức trên truyền thông xã hội cần lựa chọn và kiểm chứng để chính thống hóa thông tin. Quan trọng hơn, báo chí phải góp phần định hướng thông tin trên mạng xã hội.
Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG

Ảnh Lân Thắng : Một số hình ảnh cuộc hội thảo và giao lưu giữa nhà báo, blogger, Facebooker, sở 4T và A87...

Photo: Một số hình ảnh cuộc hội thảo và giao lưu giữa nhà báo, blogger, Facebooker, sở 4T và A87...

À đây là phóng viên Sơn của báo Sinh viên Việt Nam 

Đại diện sứ quán Anh

Anh ba Sàm nè :P

Bác Quang A

Đại diện sở 4 T (Toàn nói phét)

14 CommentsChronological   Reverse   Threaded
aquapham wrote on Dec 25, edited on Dec 25
Lưu Đình Phúc,
Trưởng phòng quản lý báo chí TƯ- Cục Báo chí- Bộ TTTT ( mình nghĩ vị này chỉ ăn hại đái khai thoai :P)

Lưu Đình Phúc,
Trưởng phòng quản lý báo chí TƯ- Cục Báo chí- Bộ TTTT


1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Báo chí in trên thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Lượng quảng cáo sụt giảm dẫn đến nhiều tờ báo sống nhờ quảng cáo không trụ nổi phải cắt giảm nhân viên, thậm chí có tờ (như Newsweek) của Mỹ phải đóng cửa phiên bản báo giấy. Tờ nhật báo hàng đầu của Tây Ban Nha là El Pais phải cắt giảm phần lớn nhân sự, kể cả những cây bút có uy tín. Nhìn chung, không chỉ Tây Ban Nha mà trên toàn thế giới, báo in đang gặp phải một sự khủng hoảng lớn. Trong thời đại thông tin bùng nổ, thế giới thông tin trên một mặt phẳng thì sự ra đời nhanh chóng của báo mạng, trang tin điện tử, mạng xã hội đang báo hiệu sự khép lại kỷ nguyên của báo in.

Những diễn biến chính trị phức tạp ở Bắc Phi, Trung Đông thời gian qua có sự tác động, can thiệp của chính giới một số nước lớn, trong đó truyền thông xã hội được sử dụng như một vũ khí mới vô cùng hữu hiệu và kinh tế. Đã hình thành công nghệ lật đổ mới, đó là “cách mạng màu trực tuyến”, trong đó các mạng xã hội và thông tin di động đóng vai trò quyết định. Chúng trở thành phương tiện quan trọng không chỉ để chỉ đạo thông tin mà còn tổ chức, kết nối người dân trong các cuộc xuống đường.

Thời gian qua, sự phát triển rầm rộ của truyền thông xã hội trong nước đặt ra không ít vấn đề về việc quản lý nội dung thông tin. Những chi tiết hoặc hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực văn hóa dân tộc, bị công chúng phê phán và phản ứng đều xuất hiện trên truyền thông xã hội. Thông tin trên mạng xã hội được lan truyền với tốc độ nhanh, được nhiều báo và trang tin điện tử trong nước sử dụng như một nguồn tin đã có tác động mạnh mẽ tới giới trẻ, cả mặt tích cực và tiêu cực.

Xu hướng phát triển của truyền thông xã hội đang đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, trong đó có vấn đề làm thế nào để phát huy những ưu điểm và hạn chế sự tác động tiêu cực của truyền thông xã hội tới báo chí truyền thống.

a) Truyền thông xã hội trên thế giới
- Đến nay, số người sử dụng Facebook đã lên tới con số trên 1 tỷ. Tính đến tháng 10 năm 2012 thì Châu Á (bao gồm cả các nước Trung Đông) đã vượt qua Châu Âu trở thành khu vực có số lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới với trên 242 triệu thành viên, xếp sau là Châu Âu và Bắc Mỹ với lần lượt 241 triệu, 235,5 triệu thành viên. Mỹ có số dân khoảng trên 3 trăm triệu nhưng đã có tới 165 triệu người sử dụng Facebook (chiếm 53,22% dân số). Nếu mạng Facebook là một quốc gia thì nó sẽ có số dân đứng thứ 2 thế giới:
1. China, (2). Facebook, 3. India, 4. United States
- Truyền thông xã hội trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ, tác động tới nhiều tầng lớp trong xã hội, đề cập tới nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực.
- Số lượng người tham gia truyền thông xã hội tăng nhanh, đã có hàng tỷ người trên thế giới viết, tìm kiếm thông tin, giải trí từ truyền thông xã hội. Họ coi đó là kênh thông tin, là kênh giao tiếp nhanh, hấp dẫn và có hiệu quả mong muốn.
- Kinh doanh từ truyền thông xã hội vì thế phát triển nhanh chóng. Xu hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quảng cáo trên truyền thông xã hội.
- Truyền thông xã hội trở thành kênh thông tin mà doanh nghiệp nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thị hiếu khách hàng; báo chí khai thác thông tin và tương tác với bạn đọc; cơ quan công quyền điều chỉnh và đo lường hiệu quả của chính sách từ những phản hồi của người dân.
- Truyền thông xã hội có xu hướng cạnh tranh với báo chí truyền thống về số lượng người xem, về quảng cáo.

b) Truyền thông xã hội ở Việt Nam
Tính đến hết tháng 7 năm 2012, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, tăng 112 mạng so với cuối năm 2011 mới chỉ có 151 trang. Số liệu này cho thấy xu hướng phát triển nhanh về số lượng của các mạng xã hội trong nước.
- Tỷ lệ các loại mạng xã hội (theo sự thống kê và phân loại tạm thời của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin điện tử):
• Mạng tổng hợp: 5 %
• Mạng giải trí: 18 %
• Mạng về tài chính, thương mại điện tử: 25 %
• Các vấn đề khác như: việc làm, giáo dục, công nghệ: 52%
- Truyền thông xã hội đang cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng khác về số lượng người xem và quảng cáo. Tuy nhiên, kết quả các khảo sát cho thấy số người xem truyền hình, đọc báo, tạp chí, báo mạng, nghe đài, băng, đĩa lớn hơn số người viết, xem truyền thông xã hội.
- Số người trẻ tuổi viết, xem truyền thông xã hội tăng nhanh, tập trung chủ yếu ở các khu đô thị lớn. Số người lớn tuổi cũng có xu hướng sử dụng mạng xã hội để giao tiếp.
- Truyền thông xã hội là kênh thông tin mà báo chí tham khảo như một nguồn tin, doanh nghiệp hướng tới để quảng bá sản phẩm.
- Các nhóm lợi ích, nhóm công chúng cũng tận dụng truyền thông xã hội cho mục tiêu của mình.
- Xu hướng phát triển đan xen giữa tích cực và tiêu cực nhưng trên bình diện chung thì cái tích cực đang được phát huy, cái tiêu cực đang bị kìm chế.
- Truyền thông xã hội ở Việt Nam tiếp tục thu hút đông đảo người dùng và số lượng người xem. Tuy nhiên, khoảng cách lượt người xem các trang truyền thông xã hội của Việt Nam ngày càng xa so với mạng xã hội Facebook.

2. TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TỚI BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Những tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí Việt Nam được thể hiện ở hai phương diện chính, đó là tác động tích cực và tác động tiêu cực.

a) Tác động tích cực của truyền thông xã hội đối với báo chí thể hiện ở những mặt sau:
- Làm tăng tính tương tác giữa báo chí và công chúng.
- Tạo kênh phân phối mới trên mạng Internet.
- Tạo ra sự đa dạng về nguồn thông tin tham khảo cho báo chí.
- Thông tin trên truyền thông xã hội giúp cho báo chí nắm bắt thị hiếu bạn đọc, những vấn đề dư luận quan tâm để điều chỉnh nội dung bài vở.
- Truyền thông xã hội giám sát nội dung báo chí chính thống thông qua các comment, bài viết bình luận.
- Cùng với báo chí chính thống, truyền thông xã hội là kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh trong việc tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; truyền thông có hiệu quả cao về các phong trào xã hội, hoạt động thiện nguyện.

b) Tác động tiêu cực của truyền thông xã hội đối với báo chí thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Truyền thông xã hội có nhiều thông tin sai lệch, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Làm giảm doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống.
- Hướng báo chí truyền thống vào những vấn đề nhạy cảm hoặc xâm phạm đời tư cá nhân.

3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Từ thực tiễn phát triển của truyền thông xã hội và những tác động của nó đối với báo chí chính thống, nhận thấy cần có giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những mặt tiêu cực của truyền thông xã hội, cụ thể như sau:

- Thứ nhất là, cần làm tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách như sửa đổi Nghị định 97/CP và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; chính sách về thuế đối với cơ quan báo chí.

- Thứ hai là, tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin, theo đó, đề xuất cần có chính sách ưu đãi về lương để thu hút những người tài, tránh để chảy máu chất xám vào doanh nghiệp nước ngoài; đồng thời cần tiếp tục hỗ trợ học bổng đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin tại nước ngoài.

- Thứ ba là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và đầu tư vật chất, kỹ thuật cho lĩnh vực thông tin truyền thông, trong đó quan trọng nhất là đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng cơ quan truyền thông có vai trò chi phối về thông tin, hạn chế mức thấp nhất sự tác động của truyền thông nước ngoài.

- Thứ năm là, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng truyền thông xã hội và phóng viên các cơ quan báo chí cần được chú trọng hơn nữa, trong đó, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Cần phải nâng cao giá trị thông tin của báo chí. Việc nắm bắt nhu cầu công chúng, sàng lọc, kiểm chứng, xác minh độ tin cậy của thông tin cũng như mở rộng phân tích theo chủ đề là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi nhà báo.

- Thứ sáu là, tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan và của cả hệ thống chính trị.

- Thứ bảy là, cần xây dựng kế hoạch đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền sai trái, phản động trên các blog, mạng xã hội, theo đó, mặt công tác này phải được triển khai thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, có tính chiến lược và chiến thuật. — with Ba Sàm and Xuân Bình Nguyễn.
aquapham wrote on Dec 25
NHÀ BÁO VÀ TTXH, KHÔNG CHỈ LÀ TÁC NGHIỆP

Mạnh Quân,
Trưởng ban Phóng viên, Báo Sài Gòn Tiếp thị


Trong bối cảnh thông tin nhiều, liên tục hiện nay, không chỉ ở trên báo chí chính thống mà thông tin trên các trang, mạng xã hội: facebook, blog cá nhân, các diễn đàn thông tin… đứng từ góc độ cá nhân của tôi, tôi thấy nếu chỉ quan tâm, đọc báo trên báo in, báo online, truyền hình…của nhà nước là không đủ. Không đủ cho cả công việc làm báo chính của mình ở tòa soạn mà không đủ cho tất cả các sự quan tâm khác của mình về thông tin: tình hình kinh tế, xã hội, thời sự, giải trí… Thực sự thì thông tin từ truyền thông xã hội có những ảnh hưởng lớn đến tôi, trong cả công việc và cuộc sống hàng ngày.

Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn. Ví dụ như các thông tin về các tai nạn: cháy nổ, thiên tai, tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông…Tôi nghĩ rằng, trong thời đại ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị điện tử, điện thoại, đặc biệt là với các loại smart phone, điện thoại có thể kết nối internet, truy cập được facebook, tweetter… bất cứ ai khi bất ngờ chứng kiến các sự kiện đang diễn ra: một vụ cháy lớn như vụ nổ containner pháo hoa ở Mỹ Đình, vụ cháy ở tòa nhà Keang Nam, một cây lớn đổ sập trên đường Lò Đúc làm bẹp một xe taxi gây tử vong cho một tài xế…họ đều có thể chụp ảnh, ghi nhận thông tin và đưa lên mạng ngay lập tức, thậm chí chỉ sau vài giây.

Nhiều người làm cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội… khi họ có thông tin hay mà không bị ràng buộc, hạn chế bởi quy định của cơ quan, họ cũng có thể post lên mạng. Thì trong rất nhiều thông tin dạng đó, cũng có nhiều thông tin, hình ảnh, đoạn phim rất có giá trị mà nhiều tòa báo, các nhà báo không thể bỏ qua. Thực tế là nhiều nhà báo, tòa báo đã khai thác tốt, thậm chí hàng ngày các thông tin trên facebook, blog… Thậm chí còn lấy bài, ảnh hay của một số tác giả đăng nguyên văn, bằng cách liên lạc, trao đổi, kiểm tra xuất xứ, nguồn tin và xin đăng lại thông tin, ảnh hoặc thậm chí không xin, không trao đổi mà lấy thẳng thì đó là cách làm không tốt-nhưng vấn đề này xin trao đổi ở tham luận khác.

Còn với tư cách là nhà báo và cũng đồng thời là một blogger, tôi là người bị ảnh hưởng khá lớn từ thông tin trên mạng, ngoài thông tin báo chí chính thống và ngược lại cũng có tham gia vào việc viết lách, đưa tin, bình luận như một người tham gia tích cực vào TTXH. Tôi thường xuyên đọc thông tin trên mạng, blog, facebook… để nắm bắt thông tin mới: có thông tin có thể sử dụng cho công việc của mình thì phải kiếm chứng lại; có thông tin đọc để nâng cao hiểu biết, nắm bắt tình hình thời sự, dư luận…

Trong quá trình đọc, tham gia đó, thực sự, tôi cũng vỡ ra rất nhiều điều. Ví dụ, có những vấn đề bình thường tôi nghĩ là dư luận không quan tâm lắm nhưng thực tế nhiều người rất quan tâm và họ có nhu cầu đọc, hiểu sâu về tình hình đó hơn. Do đó, với tư cách là nhà báo, lại hiểu biết về câu chuyện đó, tôi thấy tôi có trách nhiệm phải viết báo để mọi người cùng hiểu và chia sẻ. Tôi đã viết được nhiều bài từ tình huống như vậy. Ví dụ về vấn đề: Chính phủ mới làm được gì sau một năm nhận nhiệm vụ ? Tôi đọc được câu hỏi này từ một bạn trên Facebook, bạn ấy tranh luận với tôi là Chính phủ đã làm được nhiều việc: a,b,c… nhưng tôi lại thấy chưa thuyết phục. Do đó, tôi đã viết một bài khá dài đăng trên báo và được nhiều người đánh giá cao, đồng ý với những nhận định đó. Hoặc về Nghị định 71/CP của Chính phủ quy định về sở hữu chính chủ với xe máy, xe ô tô…thông tin này khiến cộng đồng mạng hoang mang, bình luận liên tục không phải hàng ngày, hàng giờ mà nó diễn ra liên tục trong suốt tháng 11 vừa qua với nhiều ý kiến khác nhau. Khi vào FB mà đọc về chủ đề này, tôi nghĩ không có anh chị nào làm ở các tòa soạn báo lại không thấy rằng, mình buộc phải quan tâm, phải đưa tin, thông tin đầy đủ, liên tục cho bạn đọc hiểu, nắm bắt thêm thông tin, phản ánh với cơ quan nhà nước…để có những điều chỉnh cho phù hợp. Và thực tế, nhiều nhà báo, nhiều tòa soạn báo đã làm như vậy.

Tuy nhiên, vừa là một nhà báo, vừa là blogger thì tôi nghĩ, mình luôn phải phân biệt rõ hai vai trò: nhà báo và blogger. Khi viết báo, chắc chắn mình không thể nào viết như một blogger và cũng có thể là ngược lại. Với những thông tin xác thực từ facebook hay từ các trang blog, nhà báo phải biết chuyển tải nó theo một cách bài bản hơn, có nguyên tắc hơn để bài viết có đăng được trên mặt báo. Nó phải đủ sâu sắc, hay, có căn cứ, lý lẽ thuyết phục và phải tuân theo một số quy định, nguyên tắc về đưa thông tin trên báo của nhà nước, của tòa soạn. Nhà báo không thể nào mang cái đầu nóng, với cách viết tự do… như trên facebook hay blog để đưa lên mặt báo.

Nhưng ngược lại, khi các phóng viên, nhà báo tham gia mạng TTXH, là những người nắm bắt được nhiều thông tin độc, thông tin hay… nhưng họ cũng là người am hiểu hệ thống pháp luật nên thường thì, theo tôi hiểu, đại đa số nhà báo đều cũng có sự cẩn trọng nhất định khi đưa tin, bình luận để tránh gặp phải những rắc rối từ các cơ quan quản lý hay từ cơ quan báo chí mà nhà báo đang làm việc. Ví dụ, thông thường, nhà báo đã có tin, bài cho tờ báo thì thường không được phép đưa tin tức, bài vở đó lên blog hay facebook trước khi tin, bài đó được đăng tải. Mà thường chỉ trích một phần thông tin để đưa lên trước ví dụ như tăng giá xăng thì cũng chỉ có thể đưa lên FB cá nhân là có thông tin tăng giá xăng lên thôi, còn chi tiết, vẫn phải chờ đăng trên báo. Và ngay cả cách viết ở trên facebook hay blog cá nhân, nhà báo cũng không thể viết giống như viết báo vì thường người đọc trên mạng TTXH không thích đọc dài, lối viết khô cứng… mà thường là các đoạn ngắn, câu ngắn…

Đôi khi, trên các blog cá nhân, FB của nhiều nhà báo cũng có những bài dài như bài báo nhưng thường là ít hơn. Với nhiều người làm báo, có trang FB và blog cá nhân, nhiều khi họ bày tỏ cảm xúc, quan điểm trên FB, blg của mình mạnh mẽ, thẳng thắn hơn khi viết trên báo. Nhưng nếu so sánh với các blogger bình thường khác thì theo tôi, các nhà báo thường cũng có xu hướng kiềm chế, kiểm soát nội dung mình. Bởi họ, như đã nói, là những người có thông tin nhưng nhìn chung cũng là những người khá hiểu biết về luật pháp, các quy định, giới hạn về thông tin, đưa tin, bình luận trên báo.

Với cá nhân tôi, việc tham gia vào TTXH đôi khi cũng có lúc làm tôi cảm thấy phiền hà do có những điều mình viết, có khi cùng một nội dung như đã đăng trên báo, thậm chí là bài báo của mình đã đăng, mình dẫn lại trên blog, FB cá nhân nhưng nhiều khi, có những comment rất nặng… mà nếu mình không kiểm soát tốt thì đôi khi cũng thấy phiền. Nhưng trên hết, cộng đồng mạng nhiều khi đem lại cho tôi nhiều thông tin hữu ích, thậm chí tạo cảm hứng cho mình làm việc hiệu quả hơn. Khi đọc, tham gia mạng TTXH, tôi nắm bắt tốt hơn nhu cầu, tâm lý của độc giả, những mong muốn, yêu cầu của họ… để trong quá trình tác nghiệp, viết lách của mình, biết được mình đang hướng tới ai, phục vụ cái gì.

Một điều tôi muốn nhấn mạnh là với cá nhân tôi và có thể với không ít nhà báo khác, việc chủ động tham gia, tham gia thường xuyên vào TTXH, vào FB… đặc biệt là với FB hay blog… thì đó thực sự còn là công cụ để giữ được “lửa nghề”. Có những điều anh không thể nói được trên báo thì anh nói được trên FB, blog của mình, giữ được quan điểm, nói lên được nhiệt tâm của mình trong khi tờ báo cả về khuôn khổ, diện tích, cả về những quy tắc nhất định của cơ quan, của nhà nước buộc phải có những ràng buộc nhất định. Nhưng giữ được “lửa” ấy, cũng có khi lại có ích trở lại với công việc làm báo, để nhà báo vẫn hứng khởi, đóng góp tích cực hơn trong công việc chính của mình.

Đương nhiên, tôi cũng nghĩ phải biết cân bằng. FB hay blog, các diễn đàn mạng… nếu dành quá nhiều thời gian cho nó cũng không tốt, mất nhiều thời gian, có thể làm lơ đãng công việc chính nếu người làm báo không cân bằng thời gian, thậm chí nhất là khi có thể lâm vào tình trạng “nghiện”. Nhà báo có thể cũng được rất nhiều khi tham gia FB, viết blog, tham gia các diễn đàn, tranh luận…nhưng có thể cũng mất rất nhiều: thời gian, công sức…Do đó, tôi nghĩ rằng, hãy chỉ nên coi FB, Blog… như một công cụ, để hỗ trợ công việc phần nào và để giải trí phần nào. Không nên quá sa đà với nó, bởi có thể, mình có thể sẽ mất nhiều hơn là được.
aquapham wrote on Dec 25
Trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên truyền thông xã hội:

MỞ BLOG, THAY VÌ VIỆC PHẢI KIẾM TÌM CHO MÌNH MỘT CÁI HỐ
*Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động

Có hai sự kiện vừa diễn ra liên quan đến chủ đề “truyền thông xã hội và báo chí” chúng ta đang nói tới ngày hôm ngay. Đó là một bản tin trên BBC dưới tựa đề “Truyền thông VN im lặng về biểu tình” và một mẩu tin, còn ngắn hơn, trên Thanh Niên, về sự kiện nhà báo Hồ Thu Hồng - Tổng biên tập tờ Thể thao TP.HCM bị cách chức.

Một trong 3 lý do, theo Thanh Niên, là “kể cả một số việc nhạy cảm khi viết blog gây ảnh hưởng không tốt trong ngành”, tức là trên blog Beo.

BLOG, BÁO CHÍ, VÀ THÔNG TIN

Đây là những gì mà BBC đã viết: Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM, báo chí trong nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Hai cuộc biểu tình ở các thành phố lớn nhất Việt Nam có sự tham gia của hàng trăm người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, với hầu hết các đài báo quốc tế lớn đều có tin, bài. Thế nhưng ngay ở trong nước, không thể tìm thấy một dòng nào về các cuộc biểu tình.

Lòng tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam cảm thấy bị tổn thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên coi như không nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường phản đối Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với cách thức chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con cháu sẽ lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?

Thực ra có một bản tin của tờ Hà Nội mới, dưới tựa đề: Giải tán vụ việc tập trung đông người, tuần hành trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại Hà Nội. Bản tin cho biết: Khoảng 9h00 ngày 9-12, một số công dân đã tập trung tại khu vực vỉa hè đường Tràng Tiền, trước Nhà Hát lớn TP căng băng rôn, hô khẩu hiệu, gây mất an ninh trật tự. Hành vi này vi phạm Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông báo của UBND TP về việc về việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng số công dân trên không chấp hành mà tiếp tục tuần hành trên một số tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, cố tình gây mất ANTT. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã phải cưỡng chế, đưa một số công dân về Trung tâm lưu trú Lộc Hà để phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong Trường Báo chí, cũng như tại bất cứ tòa soạn nào, một bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất: Ai, Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào. Đây là một bản tin điển hình về loại tin không có thông tin. Có thể vì có lý do riêng. Và hẳn nhiên không thỏa mãn nhu cầu thông tin của người đọc.
Nhưng nếu như báo chí hoặc im lặng, hoặc đưa ra những bản tin 200 chữ không có thông tin, sẽ càng chỉ khiến bạn đọc tìm đọc những sự kiện đó trên Internet, trên truyền thông xã hội.

Chúng ta thường nghe rất quen tai rằng: Ở VN không có vùng cấm đối với báo chí. Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp thậm chí còn nói “Chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”. Bởi theo ông: "Báo chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình."

Có vùng cấm hay không, cấm như thế nào, có lẽ thể hiện ở sự “trắng tin” của báo chí Việt Nam sau sự kiện 9-12 vừa rồi.

Có lẽ nhu cầu mang thông tin đến với công chúng là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều nhà báo mở các trang blog cá nhân, thay vì việc phải kiếm tìm cho mình một cái hố. Cho dù, nói ra thật xấu hổ, Ở sự kiện 9-12, thậm chí, blog của các nhà báo, những người đang có thẻ hành nghề tất nhiên cũng không có thông tin này. Thậm chí, họ không dám tới cả các “khu vực nhạy cảm”.

Theo Thông tư số 07, hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân và Nghị định số 97 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet có các quy phạm hết sức rõ ràng về việc: Blog không thể là báo chí...

Tuy nhiên, trong nhiều sự kiện, mà điển hình là sự kiện 9-12, blog đã thay thế báo chí ngay trong chính vai trò thông tin của mình. Nó bù đắp thông tin cho sự thiếu hụt từ các phương tiện truyền thông trong nước.

XÓA BLOG HAY CÁCH CHỨC

Tháng 9-2008, trong một Hội thảo, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng nhà báo là người hiểu hơn ai hết những quy định pháp luật về báo chí và truyền thông, vì vậy họ sẽ biết được đâu là ranh giới giữa một trang nhật ký cá nhân (blog) và một trang tin điện tử (website). Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng mấu chốt để xác định tính “cá nhân” của blog ở chỗ blog có thể đề cập đến những vấn đề hoàn toàn riêng tư hoặc những vấn đề xã hội rộng lớn nhưng dưới góc nhìn cá nhân, nhân danh cá nhân chứ không phải phát ngôn chính thống, đại diện cho một tổ chức, cơ quan nào. Những blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định.

Thực ra, thế nào là vượt quá thông tin cá nhân rất khó phân định, ngay cả khi các blogger là nhà báo. Bởi hầu hết, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đều được các blogger cảm nhận, thông tin bằng cách bày tỏ thái độ cá nhân. Nếu như báo chí có vai trò thông tin đầu nguồn. Thì blog chính là thông tin báo chí và quan điểm cá nhân. Một tờ báo không thể là báo khi mang tính chủ quan trong khi blog thì ngược lại, đưa thông tin theo quan điểm cá nhân, hoặc dẫn thông tin thấy phù hợp với quan điểm cá nhân. Đây bản chất là vấn đề tự do ngôn luận và nhà báo, cũng là một công dân, về nguyên tắc không phải chịu trách nhiệm khi phát biểu quan điểm cá nhân về các vấn đề của xã hội, của đất nước trên blog của mình.

Hiện nay, hầu hết các entry đều copy paste hoặc tổng hợp, hoặc bình luận thông tin từ báo chính thống dưới góc nhìn cá nhân của họ. Blogger không có nguồn khai thác tin, ngoài những gì họ thấy. Họ cũng không có chức năng, có quyền điều tra như báo chí. Ngay cả việc đưa một thông tin không đúng, trách nhiệm của họ chỉ một vế là trách nhiệm của công dân trước pháp luật, và rõ ràng, trách nhiệm đó không nặng nề như đối với các nhà báo.

Một ví dụ là hồi giữa năm, trên một blog cá nhân có đưa tin về một quan chức chạy ghế mất một tỷ đồng. Entry này dẫn lời một người dân kiện khẳng định vị quan chức nọ nói với chị ta đã phải chạy chiếc ghế đó mất 1 tỷ đồng. Để thuyết phục người đọc, chủ blog, đã yêu cầu chị dân kiện viết xác nhận, công khai số điện thoại để người đọc có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, thông tin này thiếu một điều tối thiểu, mà bất cứ sinh viên trường báo nào cũng sẽ đặt ra: Bằng chứng. Đây có thể coi là một ví dụ kinh điển về việc đưa tin thất thiệt, tin không kiểm chứng, thậm chí, không mảy may trách nhiệm. Không nhà báo nào, dù trong bài viết gửi tòa soạn, hoặc trên blog cá nhân lại tung tin như vậy.

Ngoài lý do bản năng và trách nhiệm nghề nghiệp, mỗi một nhà báo viết blog đang chịu trách nhiệm bằng hai thứ: Kỷ luật hành chính, tại cơ quan, với tổ chức chủ quản, và trách nhiệm trước pháp luật, với tư cách mà một công dân. Đôi khi trách nhiệm trước pháp luật có thể chưa bị xử lý, nhưng kỷ luật hành chính đã được áp dụng. Trường hợp nhà báo Huy Hồ Thu Hồng bị cách chức bởi lý do “một số việc nhạy cảm khi viết blog gây ảnh hưởng không tốt trong ngành” là một ví dụ điển hình. Trong hai entry liên tiếp trên blog của mình, Nhà báo Hồ Thu Hồng đã nói tới việc “xóa blog hay cách chức”. Trong bất cứ trường hợp nào, và vì bất cứ lý do gì, việc xử lý một nhà báo về việc “viết blog”, về “một số việc nhạy cảm”, “gây ảnh hưởng không tốt” rõ ràng là chuyện cưỡng từ đoạt lý. Một công dân viết blog chỉ có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về tội vu khống, thông tin không đúng sự thật. Nhưng một nhà báo thì đôi khi bị xử lý vì đã viết những entry mà một số người cho đó là “nhạy cảm” hoặc “gây ảnh hưởng không tốt”.

Một trong số những nguyên tắc cơ bản của nghề báo là khách quan. Tuy nhiên, đây chắc chắn chỉ là hình thức, bởi mỗi bài báo đều được viết ra, biên tập và quyết định theo quan điểm chủ quan, của tác giả, của BBT. Trong các thể loại báo chí, chỉ có xã luận, bình luận là loại thể trực tiếp thể hiện quan điểm của tờ báo đối với mỗi sự kiện. Trong những trường hợp này, quan điểm, cách nhìn của tác giả nhất thiết phải trùng với quan điểm của tờ báo. Tuy nhiên, đối với các blogger, mọi vấn đề đều được nhìn nhận dưới giác độ cá nhân. Và thứ trách nhiệm mà họ phải trả lời chỉ có thể là “thông tin đó ở đâu ra”, “thông tin đó có đúng không”, chứ không thể bị buộc trả lời câu hỏi: Tại sao lại nghĩ như vậy. Đây có lẽ là điểm cơ bản để phân biệt rủi ro của một nhà báo đối với một blogger.

SỨC MẠNH VÀ SỰ PHỔ BIẾN CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Dan Gillmor, Giám đốc Trung tâm Truyền thông công dân ở Mỹ, đã có một bài viết về sức mạnh của truyền thông xã hội, có đoạn:
Cuối năm 2002, một trong những nghị sĩ quyền lực nhất trong Quốc hội Mỹ đã học được một bài học về sức mạnh của các phương tiện truyền thông mới. Vào bữa tiệc sinh nhật của một người bạn, Thượng Nghị sĩ Trent Lott, thuộc Đảng Cộng hòa bang Mississippi, đã tỏ ra hoài cổ về một giai đoạn quá khứ xấu xa của nước Mỹ - khi mà sự phân biệt chủng tộc là chính sách chính thức của chính quyền tại nhiều bang. Lời phát biểu của ông khi ấy không mấy gây chú ý cho các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nhưng một vài nhà báo trên các tạp chí internet mới nổi, được gọi là những nhà báo điện tử, không dễ dàng để tuột mất cơ hội thu hút độc giả. Từ các phe phái chính trị cánh tả và cánh hữu, những nhà báo điện tử này đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối. Một vài người trong số họ trực tiếp bày tỏ sự giận dữ của mình đối với các phương tiện truyền thông vì sự không chú ý. Vài ngày sau khi bị các nhà báo điện tử công kích, các hãng truyền thông lớn đã quyết định viết bài về vụ việc này. Chỉ vài ngày sau đó, sự ủng hộ của các đồng nghiệp đối với ông Lott đã suy giảm và cuối cùng, ông này phải rời khỏi vị trí lãnh đạo của mình tại phe Cộng hòa trong Thượng viện.

Vụ việc này là một lời cảnh báo sớm không chỉ cho các chính trị gia, cho các nhân vật nổi tiếng mà còn dành cho cho tất cả mọi người về sức mạnh của truyền thông. Nó đánh dấu một cuộc cách mạng đi lên của truyền thông. Các trang blog xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ngày càng có nhiều sức mạnh.

Ở Việt Nam, có ít nhất hai trường hợp báo chí chính thống phải “nói lại cho rõ” trước những thông tin đăng tải trên blog.

Vào tháng 1-2010, Thủ tướng Nhật Hatoyama sử dụng mạng xã hội và mở 1 trang blog chính thức. Entry đầu tiên của ông mở đầu bằng câu: “Tôi bắt đầu dùng blog này như là một bước đầu tiên để khỏa lấp khoảng cách giữa người dân và hoạt động chính trị cũng như cùng nhau thay đổi đất nước này”. Hatoyama cũng đồng thời xin lỗi mọi người về vụ bê bối quỹ chính trị có dính líu đến một cựu trợ lý của ông. Ở Nga, Tổng thống Nga Medvedev cũng viết blog. Và ngay Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng mở blog như một hành động minh họa rằng chính phủ Trung Quốc không hạn chế tự do ngôn luận trong người dùng blog. Sau 24 giờ, số fan hâm mộ của ông đã lên đến hơn 10.000 người, dù blog ông chỉ được mở trên dịch vụ blog siêu gọn của tờ Nhân dân nhật báo. Còn ở Mỹ, người đồng sáng lập và chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates dành thời gian trả lời trực tuyến các blogger nổi tiếng, trân trọng không kém các nhà báo.

Rõ ràng, với cách nhìn nhận các vấn đề chính trị, xã hội với quan điểm cá nhân, blog là một phần của xã hội dân chủ.

Chúng ta đang nói tới Trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên truyền thông xã hội. Điều này thực ra không khác so với trách nhiệm khi đưa tin, viết bài, bình luận trên báo chí chính thống. Bởi về nguyên tắc, báo chí cũng như blog chỉ phải chịu trách nhiệm trước: Sự thật, chỉ sự thật và chịu trách nhiệm đến cùng trước sự thật. Nhà báo, do đặc thù nghề nghiệp, là người có khả năng tiếp cận thông tin, và sau đó, xử lý để đưa thông tin đến công chúng. Tuy nhiên, theo điều 5 Dự thảo Luật tiếp cận thông tin: Mọi công dân, tổ chức đều bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin. Và: Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải công khai, minh bạch và kịp thời.

Nếu như Luật tiếp cận thông tin được đưa ra và thông qua tại Quốc hội, và được thi hành nghiêm túc trên thực tế, có lẽ, chúng ta đã không cần phải nói tới chủ đề này khi mà quyền tiếp cận giữa các công dân hành nghề báo chí và không hành nghề báo chí, là bình đẳng.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, với tư cách là một người làm báo viết blog. Mọi quan điểm không liên quan gì đến cơ quan đang công tác)

aquapham wrote on Dec 25
TÌM CƠ CHẾ ĐỂ TẠO CHO CÁC NHÀ BÁO ĐƯỢC BỘC LỘ CHÍNH KIẾN CỦA MÌNH NHƯ CÁC BLOGGER…

*Nhà văn Phạm Viết Đào,
Nguyên Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội

Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…
Theo một cuộc khảo sát công bố hôm tạp chí NEON của Đức được AFP đưa tin gần đây, bằng hình thức phỏng vấn thanh niên Đức trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi; Cuộc khảo sát đã cho kết quả: 18% người Đức trả lời họ thích thú sử dụng Internet hơn là quan hệ tình dục; một số người còn cho biết họ nghiện inernet hơn thuốc lá; trong khi người Đức là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều thuốc lá, có ý kiến còn đề xuất dùng internet để cai nghiện thuốc lá, cai tình dục…
Theo khảo sát, 70% thanh thiếu niên Đức nói rằng họ xem thường xuyên truy cập 10 trang web mỗi ngày, trong khi chỉ có 12% cho rằng theo dõi thường xuyên hơn 25 trang web trực tuyến.
Cuộc khảo sát này được thực hiện do Viện Forsa, bắt đầu từ một mẫu đại diện của 1016 người, mỗi người có một kết nối internet.
Qua những dữ liệu trên cho thấy đang tồn tại sự cách bức giữa nhu cầu của công chúng với các phương tiện thông tin truyền thống ngay cả với cả những quốc gia cởi mở như Đức; sức hấp dẫn vượt trội của Internet trong đó các trang mạng xã hội là một trong những yếu tố cấu thành sinh thể Internet, xã hội internet hay còn được gọi là cộng đồng mạng.
Trước hết chúng ta hãy phân định về sự khác biệt giữa báo chí, phương tiện thông tin đại chúng với các trang mạng xã hội; một cộng đồng tự sản, tự tiêu sản phẩm của mình…Về nguyên lý: báo chí là cơ quan đầu mối thu thập và tán phát thông tin, kinh doanh thông tin; báo chí vừa có quyền năng, phương tiện và cơ sở vật chất nhất để thu thập thông tin, sàng lọc thông tin, tổng hợp thông tin như một loại hình doanh nghiệp đặc thù thế mà tại sao lại không đáp ứng xuể nhu cầu của người tiêu thụ để các trang mạng xã hội chen chân vào…
Trong khi đó các trang mạng xã hội phần lớn do các cá nhân dựng lên nhằm mục đích chủ yếu là để thỏa mãn cái nhu cầu trình bày, chia sẻ những suy nghĩ thật, những cảm nghĩ thật và những điều mắt thấy, tai nghe của chủ trang mạng với cộng đồng mạng.

Thông tin từ các trang mạng xã hội ( blog, trang Web cá nhân ) chỉ là những nguồn tin cá lẻ, cá nhân và mang tính khu biệt , tùy hứng, ngẫu hứng thế nhưng không ít trang lại cạnh tranh nghiêng ngửa với các tờ báo điện tử chính thống có cả ban biên tập và cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dồi dào…

Đứng về vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin thì báo chí mới là cơ quan đầu mối, có điều kiện hơn nhiều so với các trang mạng xã hội; Còn như đặt vấn đề thu thập, sàng lọc thông tin từ các trang mạng xã hội thì chỉ cận bộ phận biên tập của các tòa soạn báo có kinh nghiệm, tinh nhạy, mẫn cảm là có thể lôi kéo, tập hợp xung quanh mình một đội ngũ thông tín viên cung cấp nguồn tin cho bản báo…

Theo tôi: điều quan trọng nhất, điều mà báo chí cần phải thường xuyên tiếp nhận, bổ sung nguồn dưỡng chất, sinh khí cho tờ báo của mình từ nguồn các trang mạng xã hội không phải là nguồn tin, số lượng và sự đa dạng, đa chiều của thông tin mà ở vấn đề mà báo chí cần phải nghe nghe ngóng, thu thập từ các trang mạng xã hội: loại vấn đề gì đang nổi lên được người đọc quan tâm, được các trang mạng xã hội lao vào bàn tán, giao đãi, đưa tin nhiều… Đây chính là các thế mạnh, sở trường đích thực của các trang mạng xã hội. Bởi vì hơn các tòa soạn báo các trang mạng xã hội thường viết lên những cảm nghĩ, xúc cảm đích thực tươi mới không thể không viết ra và không thể không đưa lên mạng để chia sẻ với cộng đồng của từng cá nhân…Nói cách khác: chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội?
Một biên tập viên, một nhà báo có nghề và có kinh nghiệm là người phải biết dò đoán, “đánh hơi” dư luận xã hội thông qua các trang mạng xã hội, thông qua các “ đặc tình “ trong lĩnh vực thông tin để trên cơ sở đó mà tham mưu, hoạch định chiến thuật, chiến lược thu thập, khai thác thông tin và bình luận định hướng dư luận xã hội cho bản báo…Một trang mạng xã hội dù nhạy bén đến đâu cũng không thể thu thập được nguồn tin phong phú bằng các ban biên tập; thế nhưng mặc dù nhiều khi họ chỉ ăn theo thông tin của các tờ báo để rồi họ, các trang mạng xã hội đã vượt lên các tờ báo nhờ vào khả năng đoán định chiều hướng thông tin, bình luận, phân tích, mổ xẻ thông tin…là những điều mà độc giả cần, mong đợi…
Hiện nay, các trang mạng xã hội Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với các tờ báo trong đó có báo điện tử về hướng này; trong rất nhiều trường hợp giống như việc phát minh và khai thác chiếc máy tính điện tử: Liên Xô mới là quốc gia đầu tiên phát minh ra máy tính nhưng đưa vào ứng dụng rộng rãi, cải tiến nó và thu lời, làm giàu từ phát minh này lại là người Mỹ…Hiện nay một số trang mạng xã hội có chỗ đứng sâu trong lòng cộng đồng mạng, chiếm được tình cảm là do khả năng cải biến, xử lý, “ tái chế”, phóng đại thông tin chứ không phải ở cái khả năng săn tin ?
Ở đây do báo chí Việt có một số hạn chế do điều kiện khách quan: Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thế có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chức năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…Do vậy, khi internet ra đời, tạo điều kiện cho cư dân mạng Việt Nam có một mảnh đất mới, một khu đất phần trăm tùy ý sử dụng để góp phần tăng gia thêm khẩu phần thông tin và chia sẻ chính kiến. Do đó nên đã xuất hiện rất nhiều cây viết, chủ nhân của các cư dân mạng nổi tiếng hơn cả nghề tay phải của mình, họ là nhà báo nhưng người đọc biết nhiều về họ hơn nhờ viết blog chứ không phải viết báo; có nhà báo bỏ cả nghề báo để viết blog; có ông chẳng liên quan gì đến nghề báo tự dưng nhảy ra làm trang mạng có sức lôi cuốn người đọc, thách thức các tổng biên tập báo chính thống khiến cho Huy Đức một nhà báo kiêm một blogger có tiếng đã phải thốt lên: Báo chính thống nói chuyện Basam; Còn Basam lại đưa chuyện chính thống…Rất nhiều các hãng thông tin nước ngoài khi một tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó lạ thường tìm đến các blogger hơn là tìm đến những nhà báo, nhà quan sát chính trường có nhãn mác, bằng cấp và giấy phép hành nghề…
Sở sĩ xảy ra tình trạng trên là do các trang mạng cá nhân có điều kiện cho phép chủ nhân được giãi bày những suy ngẫm, những quan ngại, những xúc cảm cá nhân; nếu một nhà báo khi đặt bút viết về một vấn đề nào đó thì điều mà anh quan tâm đó không phải là độc giả đầu tiên chắc phải là hàng thứ 2, số 1 đó là liệu cái tin bài mình viết ra có được TBT đăng cho không? Nhiều phóng viên đã phải làm cái việc trước khi quyết định bắt tay vào lấy tin, viết bài thì đã phái trao đổi trước với lãnh đạo báo trước…Như vậy, độ nóng, độ tươi mới cập nhật và dấu ấn cá nhân của sự phát hiện của tin bài đã bị gián đoạn, cách bức so với một một blogger hay một ông chủ một trang Web cá nhân. Mỗi khi chủ của các trang mạng xã hội thấy vấn đề tác động vào họ buộc họ phải đặt bút viết là lập tức họ bắt tay vào ngay; trước bàn phím của họ là cá nhân của họ được vui sướng giãi bày cảm xúc của mình qua con chữ và độc gia quen thuộc đang chờ họ…
Do vậy nếu báo chí muốn sàng lọc thông tin, nhất là loại thông tin về các vấn đề mà xã hội độc giả quan tâm thì không đâu bằng cập nhật những trang mạng các nhân có lượng độc giả đông, ổn định…Thực ra, không chỉ báo chí mà theo người viết bài này được biết: một số cơ quan chức năng như công an, tuyên giáo, các cơ quan hành chính cũng đã trở thành độc giả của nhiều trang mạng cá nhân có tên tuổi; họ vào các trang mạng này không phải vì tò mò, cũng không phải vì đói thông tin vì thông tin trên các trang mạng xã hội thường là những thông tin cần phải kiểm chứng, sàng lọc; Qua các thông tin trên các trang mạng xã hội, chắc các cơ quan chức năng muốn đo kiểm xem phản ứng, những diễn biến, xu thế chính kiến xã hội đang quan tâm, đổ xô vào các vấn đề gì, thậm chí các trang mạng xã hội còn là nơi do lường, kiểm chứng lòng dân trước các chính sách, chủ trương mới ban hành của nhà nước, của các đoàn thể xã hội…Và ở khía cạnh này các trang mạng xã hội có độ tin cậy cũng như độ nóng của sự tươi mới cao hơn các cơ quan ngôn luận báo chí…
Một tờ báo muốn tạo cho mình chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả thì phải đón đầu cho được những chiều hướng thông tin mà độc giả quan tâm, những vấn đề xã hội đang gây bức xúc độc giả và khi báo chí xông vào với sức mạng về tay nghề, phương tiện sẽ lôi kéo, định hướng được độc giả…
Ở Nhật tại những xí nghiệp lớn đông công nhân làm việc, nhiều ông chủ cho xây những phòng giải trí, ở trong đó có nhiều bức tượng bằng cao su có dáng hình và kích cỡ giống, đúng như các yếu nhân đang quản lý nhà máy…Nhà giải stress này nhằm mục đích tạo điều kiện cho công nhân của nhà máy, nếu họ có điều gì đó bất bình với ông chủ hoặc ai đó có liên quan tới công việc hàng ngày; họ có thể vào đấy đấm đá thỏa thích người mà họ cho là đang ức hiếp họ…Các phòng xả stress này đều có hệ thống ghi âm, ghi hình để các ông chủ theo dõi không nhằm mục đích trả thù, đối phó với người phản ứng mình mà để điều chỉnh các giải pháp, phương cách quản lý…
Quản lý một xã hội cũng giống như một xý nghiệp, một nhà máy, một gia đình…cho dù thiết kế ra được một guồng máy quản trị, hoàn hảo đến đâu cũng khó lòng làm thỏa mãn hết thảy, làm cho mọi thành viên có nhu cầu, sở thích, sở trường khác nhau đều vui vẻ cả; Do vậy, các phương tiện thông tin đại chúng là cái kênh có nhiệm vụ thông tin giúp các tầng lớp trong xã hội có điều kiện để hiểu nhau, giao lưu, giao cảm với nhau để trên cở sở này mà tìm ra những cây cầu ngõ hầu tìm ra được tiếng nói chung, tránh cho xã hội những sự dồn toa, giật cục dẫn tới đổ vỡ trong các mối quan hệ…
Nắm bắt các luồng thông tin, dư luận xã hội để trên cơ sở này mà hoạch định các chính sách xã hội là điều mà bất kể một thể chế quản trị văn minh, tiến bộ nào; Điều này thực ra kể cả Việt Nam chúng ta từng đã thiết lập có điều hiệu quả và chất lượng của nó tới đâu thì đó là điều mà chúng ta cần suy tính cân nhắc…
Hiện nay chúng ta có hệ thống hơn 800 tờ báo và Đài truyền hình trung ương đã được đầu tư từ nhiều nguồn trong đó có ngân sách nhà nước về trang thiết bị kỹ thuật để làm việc đưa tin, thông tin, bình luận, phân tích, kiến giải thông tin để định hướng dư luận xã hội; Thế nhưng có thể do những nét đặc thù của cơ chế quản lý, quản trị của hoạt động này nên chất lượng của công tác thông tin giúp cho khâu quản trị xã hội của nhà nước hiệu quả không cao, tác động vào dự luận xã hội còn hời hợt…Đang có một khoảng cách, một bức vách ngăn giữa cơ quan thông tin, những người làm nghề thông tin ( các nhà báo ) với xã hội…
Xin lấy vị dụ nạn nợ xấu do quá nguồn tiền ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản phát triển cung vượt cầu quá lớn ? Đây không phải là lần đầu Việt Nam và thế giới đã rơi vào thảm cảnh này; chúng ta không thiếu những cơ quan chuyên nghiên cứu, dự báo thị trường trong đó có thị trường bất động sản…Chúng ta có hàng trăm tờ báo chuyên ngành về kinh tế, hàng trăm tờ báo không chuyên về thị trường nhưng hàng ngày vẫn dành các chuyên trang cho vấn đề kinh tế-thị trường; thế tại sao lại không có được một phản biện, dự báo nào can ngăn các nhà đầu tư để tình hình bất động sản lao vào thảm họa như hiện nay? Chỉ qua vụ thị trường bất động sản thôi đã thấy cái cơ chế thu thập, sàng lọc, tổng hợp và xử lý thông tin của chúng ta có vấn đề; Điều này không chí đối với báo chí mà cả các cơ quan hoạch định chính sách tầm vĩ mô lẫn vi mô…
Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ hai con người với nhau thôi, nếu không có sự giãi bài, bộc bạch với nhau những chỗ uẩn khúc, những khúc mắc, tức nói nôm na không sống thật lòng với nhau thì họ khó lòng có được tình bạn lâu bền, họ sẽ không có được những hành động chân thành, thiết thực, chia sẻ, động viên, an ủi nhau trong những lúc khó khăn…Hiện nay các cơ quan thông tin đại chúng không làm tròn phận sự vì chưa sống thật lòng, chia sẽ thành thật với độc gia thông qua việc đưa tin và thông tin, bình luận, định hướng thông tin với độc giả…Đó chính là lý do khiến cho các mạng xã hội ra đời…Các trang mạng xã hội đang gánh vác cái nhiệm vụ nặng nề đó là việc bù đắp những phần thiếu hụt, phần què quặt của cộng đồng thông tin chính thống…Thử vào các đài truyền hình và các phương tiện chính thống mà xem: thấy xã hội chúng ta hoàn thiện êm đẹp một cách giả tạo…
Rất may trong hàng chục năm gần đây do sự bùng nổ của phương tiện internet đã tạo điều kiện có rất nhiều cá nhân, blogger đã nghiễm nhiên biến thành những nhà báo có đông người tìm đến giống như những tờ báo những tờ báo có nhãn mác và có giấy phép hoạt động nghề do Bộ Thông tin-Truyền thông cấp…Hiện nay một số trang mạng xã hội riêng về các chủ đề thông tin gần với các tờ báo chuyên ngành về kinh tế-xã hội hàng ngày đã thu hút tới dăm ba vạn lượt truy cập; số trang mạng này ở Việt Nam cũng đã lên tới hàng chục trang mặc dù hoạt động tự phát, chưa chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật…Các blogger đã nơi khỏa lấp phần nào cái thiếu hụt này của các cơ quan thông tin chính thống đã gây ra cho xã hội thông tin Việt Nam…Thử hình dung nếu không có các trang mạng xã hội mặc dù bị chèn ép đủ đường thì làm sao người dân và kể cả các cơ quan chức năng biết được thực chất về cái mặt trái của vũ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên và nhiều vụ khác…Các cơ quan chức năng vào cuộc giải vụ này theo tôi thực chất là do sức ép của các trang mạng xã hội chứ khó tin là do các bộ phận tham mưu giúp việc đi xe sang, hưởng lương cao tham mưu, đề xuất…
Bản thân tôi là người ham viết blog, mới nghỉ hưu từ 1/6/2012, trang của tôi bị đánh sập 3 lần và không biết ai phá; rất nhiều lần trực tiếp được mời lên yêu cầu giải trình các nội dung, quan điểm cũng như trách nhiệm hành chính ( vì tôi là công chức ) và trách nhiệm trước luật pháp về những thông tin tôi nêu về những vấn đề tôi viết ra…Tôi đã giải thích, tranh luận sòng phẳng, minh bạch rằng: những điều tôi viết ra không vi phạm 19 điều đảng viên không được làm vì tôi là đảng viên; Tôi không vi phạm luật pháp thông tin ( Luật Báo chí và các văn bản có liên quan)…Tôi là hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà báo VN, thiên chức của tôi cũng giống như anh nông dân, phải có cày và ruộng cho chúng tôi cày cấy; Khi nhà nước thừa nhận cho phép bằng luật pháp hoạt động của những hội này thì nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo hộ công việc của chúng tôi, những cư dân hoạt động có thẻ khi chúng tôi không làm gì vi phạm luật pháp…Có ý kiến bác lại: Sao không đưa các ý kiến đó cho các báo mà lại đưa lên mạng; tôi trả lời: nếu đưa tới báo thì báo không đăng; còn gửi cho những người có trách nhiệm, cơ quan có trách nhiệm có liên quan thì tôi không muốn mang tiếng là người đi khiếu kiện, xin-cho…Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
Tóm lại, cho rằng hiện nay so với báo chí chính thống thì các trang mạng xã hội có điều kiện bộc lộ chính kiến của người viết hơn; vấn đề mà tôi đề câp, kết lại: làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội…Vấn đề này nó vượt ra ngoài phạm vi cuộc hội thảo này vì nó vướng vào cơ chế, chính sách; Cuộc hội thảo này chỉ bàn tới một vấn đề thuộc phạm vi nghề nghiệp thông tin của báo chí. Tôi muốn bàn tới cái gốc của vấn đề đó là cơ chế-chính sách quản lý thông tin báo chí thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin-Truyền thông; Để phát biểu điều này phải là cuộc hội thảo do Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức và chủ trì…Cách đây không lâu, tôi có đọc văn bản soạn thảo về Nghị định Internet sửa đổi, tôi thấy vô lý vì trong đó có một dòng ghi đại ý: thông tin báo chí mới là chính thống, hợp pháp còn thông tin trên mạng xã hội là không chính thống…Bộ TT-TT cứ quy định còn người đọc người ta cứ vào các trang mạng xã hội để đọc, các hãng thông tấn nước ngoài có uy tín vẫn tiếp cận các blogger để lấy tin vậy thì cái chính thống mà Bộ Thông tin Truyền thông quy định đó ai nghe, ai theo, ai tin và tin ai ?
Nếu không bàn tới cơ chế chính sách giải phóng sức sản xuất cho các nhà báo được hành nghề, bộc lộ chính kiến của mình như các blogger thì nếu có tờ báo nào đó mời tôi viết bài tôi cũng lại viết như các nhà báo, nếu muốn được đăng…Và tham gia cuộc hội thảo này, tôi cũng đã phải đắn đo, viết tham luận cẩn thận, rà đi soát lại để không bị kiểm duyệt, biên tập khiến cho ý kiến của mình không được phát. Còn lên trang của tôi thì khi viết xong chỉ một cú nhấn chuột là bài sẽ lên mạng…
P.V.Đ
aquapham wrote on Dec 25, edited on Dec 25
PHÓNG VIÊN VÀ VIỆC TÁC NGHIỆP, KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, XÉT TỪ VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK.

Nhà báo Lê Ngọc Sơn, Lê Ngọc Sơn- Ban thư ký báo Hoa Học Trò


Thực tế cho thấy, khi công nghệ và kỹ thuật thay đổi, kéo theo sự thay đổi của các loại hình báo chí truyền thông. Sự tiến hóa của báo chí từ báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến,… là những minh chứng cho điều đó. Sự nở rộ của mạng xã hội cũng đang làm thay đổi cách thức làm báo và tác nghiệp báo chí một cách chóng mặt, đòi hỏi các nhà báo/ và tờ báo phải tìm cách nắm bắt công nghệ để giữ công chúng, nếu như không muốn bị các kỹ thuật tân thời và công chúng bỏ lại đằng sau. Bài tham luận này tập trung phân tích khai thác thông tin truyền thông xã hội (mạng xã hội), nhìn từ Facebook – một mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài viết này, khái niệm mạng xã hội hay truyền thông xã hội được dùng với nghĩa tương tự nhau.

1. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Truyền thông xã hội hay mạng xã hội (dịch từ tiếng Anh social media) là một khái niệm khá mới mẻ của ngành truyền thông, do vậy, chưa có một cách định nghĩa nào rõ ràng và thống nhất. Khái niệm này xuất phát từ sự phát triển đột phá về công nghệ dựa trên nền tảng internet và sự bùng nổ của các trang YouTube, Twitter, Facebook,... Truyền thông xã hội có mấy đặc trưng cơ bản sau: [1] So với các kênh truyền thông truyền thống, thì đây là một kênh truyền thông khá mới, diễn ra trên nền tảng Internet và người dùng tự sản xuất nội dung. [2] Các thành viên tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều chiều một cách chủ động. Việc kết nối này dựa trên nền tảng là những mối quan hệ của cá nhân đối với cộng đồng, xuất phát từ những sở thích, giới tính, công việc… [3] Mạng xã hội có tính tương tác đa chiều, sự đa nguyên của ý kiến: môi trường tương tác mang tính công cộng (hoặc xã hội) mở rộng. [4] Sự tối ưu của công nghệ quyết định số lượng người tham gia cộng đồng một mạng xã hội.

2. MẠNG XÃ HỘI MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO PHÓNG VIÊN
a) Tìm nguồn tin:
Từ khi có mạng xã hội, bên cạnh các các tác nghiệp truyền thống, mạng xã hội là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Các phóng viên luôn xem đây là một phương tiện để tìm kiếm các nguồn tin. Với mạng xã hội, mỗi người dùng đều có thể trở thành một đưa tin, và hoàn toàn có khả năng tác nghiệp như một “nhà báo công dân”. Những “nhà báo công dân” này sẽ chụp ảnh, ghi những dòng trạng thái (status) phản ánh, chia sẻ về một thái độ, sự việc nào đó... lên trang cá nhân của mình. Khi phóng viên nhận được, với lượng bạn bè lớn của mình trên mạng, sẽ lên kế hoạch tác nghiệp tức thì. Những bạn bè trên Facebook ngoài việc là những người bạn, họ còn là những nguồn tin, hoặc vô tình là những “cộng tác viên không lương” của phóng viên. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, đã từng có những vụ cháy lớn ở các tòa nhà, vụ nổ mìn cướp tiệm vàng... phóng viên biết được sự việc là từ Facebook. Giả sử một bà nội trợ vừa mua một sản phẩm sữa của công ty nào đó, nhưng về nhà thấy đặc quánh và có mùi lạ. Người này sẽ bực tức, chụp ảnh tình trạng của hộp sữa này, sau đó viết những lời ca thán rồi post lên trang cá nhân của mình để… “xả stress” và khuyên bạn bè cảnh giác. Khi đó, bằng cơ chế lan truyền (viral) mạnh mẽ trong cộng đồng bạn bè trên mỗi mạng xã hội, phóng viên biết có sự việc và ngay lập tức tìm tới nhân vật và nguồn tin để tác nghiệp.

Trên các mạng như Facebook, đều có trang cá nhân hoặc fanpage cá nhân của những người nổi tiếng: ca sĩ, danh thủ bóng đá, chính trị gia.v.v... Đây cũng là những trang mà các phóng viên ưa thích. Những nhân vật này dùng những trang mạng xã hội để xây dựng và giữ liên lạc với những người mến mộ, ủng hộ mình. Mỗi tin tức của họ post lên, chỉ sau vài giây những người đăng ký theo dõi sẽ nhận được, và đó là một nguồn tin quý giá về những người nổi tiếng – “món ăn” không thể thiếu trên các báo hiện nay. Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một công cụ để tìm kiếm tin tức rất hữu dụng cho các phóng viên.

b) Thăm dò bạn đọc, và tìm sự trợ giúp
Công nghệ làm báo thời mà ai cũng có thể trở thành nhà báo đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với các phóng viên. Bạn đọc vốn dĩ ít chung thủy với một loại hình truyền thông nào, bởi sự lựa chọn ngày một nhiều hơn đến với họ. Việc giữ được bạn đọc là một sự vất vả đối với các tờ báo và các nhà báo. Một trong những điều quan trọng nhất để lôi kéo sự trung thành của người đọc, đó là tờ báo và phóng viên phải cung cấp những thông tin hợp thị hiếu, hữu ích đối với công chúng. Qua truyền thông xã hội, phóng viên có thể nắm được trào lưu chung của công chúng, có thể biết được các cuộc bàn cãi xôn xao, và có thể hỏi được ý kiến của bạn đọc thông qua các thăm dò ý kiến. Với những phóng viên có tên tuổi, sẽ có một lượng bạn (friends) rất lớn trên trang cá nhân của mình. Do vậy, sau khi post ý kiến thăm dò (một cách rất khéo léo), phóng viên sẽ nhận lại được những ý kiến đa chiều và thú vị, từ đó tổng hợp lại và có phương án cho bài/ tuyến bài của mình. Điều này đặc biệt quan trọng, đặc biệt là với những đối tượng độc giả trẻ (những độc giả khó tính - vì họ là những người nhanh nhạy trong việc tìm hiểu công nghệ mới và nắm bắt thông tin nhanh).

Truyền thông xã hội cũng là công cụ để các phóng viên tìm sự trợ giúp của đồng nghiệp hoặc những người trong “vòng tròn bạn bè”. Cụ thể, nếu một phóng viên cần tìm số điện thoại hay địa chỉ nhà của một nhân vật nào đó, nếu đưa câu hỏi đó lên trang cá nhân của mình, thì nhiều khả năng phóng viên có thể sẽ nhận được sự trợ giúp từ đồng nghiệp hoặc những người có liên quan đến nhân vật hay sự việc mà phóng viên đang tìm hiểu.

c) Lan truyền bài viết:
Nhìn tổng thế, truyền thông xã hội và báo chí chính thống đang có một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc “giành giật” công chúng truyền thông. Và cuộc đua này có vẻ nghiêng về mạng xã hội khi lượng công chúng sử dụng ngày một tăng, trong khi lượng người đọc các báo chính thống (đặc biệt là báo in) sụt giảm. Điều đó cũng đồng nghĩa, doanh thu quảng cáo của các trang mạng xã hội tăng dần, và chiều hướng ngược lại đang diễn ra với các loại hình báo chí truyền thống. Việc giữ được bạn đọc, và gia tăng bạn đọc mới là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi tòa soạn và với từng phóng viên. Chính vì thế, những tờ báo và cơ quan truyền thông lớn trên thế giới (BBC, CNN, Washington Post,.v.v...) và cả Việt Nam đều sử dụng các trang thông tin xã hội để làm nhiệm vụ đó. Một bài viết trên báo in hay báo mạng chỉ có một lượng người đọc nhất định, nhưng khi lan truyền trên mạng xã hội, tốc độ lây lan của thông tin sẽ gấp nhiều lần. Nếu là thông tin của bài báo thú vị thì bạn đọc sẽ chia sẻ (share) trong cộng đồng của bạn bè mình nhiều hơn. Không ít tòa soạn đã áp dụng hình thức này để lan tỏa thông tin rộng hơn, thậm chí, có trang mạng kiếm được tiền ngược trở lại cho tòa soạn. Ví dụ điển hình của trường hợp này là báo Hoa học trò, đã phát triển fanpage, và bước đầu đã thu được tiền từ PR và quảng cáo trên trang này.

3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC PHÓNG VIÊN TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN XÃ HỘI
Tuy nhiên, việc sử dụng các trang thông tin xã hội cũng bộc lộ nhiều sự quá đà và lười biếng của phóng viên. Nhiều tờ báo đã không ngần ngại khi cho đăng những bài viết dựa vào các trang này và không kiểm chứng. Hoặc có những phóng viên lướt qua các trang thông tin xã hội xem có thông tin gì rồi “giật”/”bôi” ra thành bài mà chẳng hề có một sự dụng công nào. Sự tiện dụng của mạng xã hội đôi khi là sự lười biếng của không ít phóng viên, và một số người vô tình biến tờ báo rất “thực” của mình trở nên rất “ảo” chỉ vì mọi nguồn anh ta sử dụng đều từ mạng xã hội. Vì vậy, mỗi phóng viên cần nâng cao nhận thức của mình khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội, và có một cơ chế kiểm soát các tin tức khai thác từ đây. Mặt khác, phóng viên cần luôn tự nâng cao khả năng sử dụng các công nghệ mới, để đáp ứng được yêu cầu mới của nghề báo trong thời đại truyền thông xã hội. Sẽ thật là khó hiểu và khó chấp nhận, nếu phóng viên không biết sử dụng các trang mạng xã hội thiết yếu.

Tóm lại, thông tin xã hội đang có một cuộc cạnh tranh với các báo chính thống, cách duy nhất để tồn tại là hợp tác, sống chung theo kiểu “tương kế tựu kế”. Dùng các trang thông tin xã hội làm công cụ để giữ bạn đọc và tìm kiếm bạn đọc mới. Những nhà báo “thức thời” với công nghệ (và số phận của báo chí truyền thống) thường sử dụng các trang mạng xã hội để giữ cầu nối giữ nhà báo/ tòa soạn với bạn đọc, từ đó hoàn thiện bài báo của mình một cách tối ưu để cung cấp trên mặt báo. Dù sao đi nữa, báo chính thống vẫn đang giữ được ưu thế của mình nhờ độ tin cậy cao của thông tin: Một thông tin trên mạng xã hội đảm bảo yếu tố nhanh, nhưng độ chính xác thì chưa chắc. Các nhà báo, những người được đào tạo chuyên nghiệp là người cung cấp những nguồn tin có kiểm chứng, có sự tin cậy.


(Híc @@@@Anh bạn trẻ này rồi sẽ thấy...Mỗi ngày dối trá một Tý thì rất nhanh trở thành tên đại bịp.)
aquapham wrote on Dec 25
MỐI TƯƠNG TÁC GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ BÁO CHÍ

* PGS.TS Đoàn Thế Hanh- Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản)

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, truyền thông xã hội là hiện tượng với những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt thời gian và không gian, trong đó có mối tương tác với báo chí. Vấn đề đặt ra là, với thế mạnh của mình, làm thế nào để truyền thông xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát huy tác dụng lẫn nhau, cùng phục vụ tích cực đời sống con người, cùng hướng vào thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững.

Tới nay, người ta đang dùng rộng rãi khái niệm Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là cách thức truyền thông, trong đó thể hiện sự tương tác thông tin đa chiều trực tuyến giữa những đối tượng tham gia trên môi trường Internet. Sự tương tác đa chiều thông tin trong truyền thông xã hội thể hiện ở khả năng “chia sẻ bài viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Internet” và thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống xã hội. Tới nay, truyền thông xã hội đang được thể hiện dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360… ) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube… ).

Đôi nét về truyền thông xã hội và xu hướng phát triển của nó
Do sự tiện lợi: nhanh hơn động đất, rộng trùm trái đất, sâu tới mọi người, truyền thông xã hội đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới sử dụng nó như một tiện ích được ưa chuộng nhất. Hiện nay đã có 96% dân số Mỹ, khoảng hơn 296 triệu người tham gia mạng xã hội. Theo tính toán của các nhà truyền thông, để có được 50 triệu người sử dụng: Radio phải mất 38 năm, Tivi phải mất 13 năm, Intenet mất 4 năm; trong khi đó mạng Facebook chỉ trong gần 9 tháng đã có 100 triệu người sử dụng. Nếu mạng Facebook là một quốc gia thì nó sẽ có số dân đứng thứ tư thế giới: (1) China, (2) India, (3) United States, (4) Facebook, (5) Indonesia, (6) Brazil, (7) Pakistan, (8) Bangladesh…
Mạng xã hội, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán… (2)

Trên thế giới, sự xuất hiện trang Classmate nhằm kết nối bạn học tập vào năm 1995 của các bạn sinh viên đã đánh dấu sự ra đời của mạng xã hội. Tiếp theo, vào năm 1997, SixDegrees xuất hiện với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Theo số liệu của Hãng Google (tháng 1-2011), trong số 1.000 Website hàng đầu thế giới hiện nay, Facebook đang đứng đầu bảng với 590 triệu thành viên, kế sau là Twitter với 96 triệu thành viên. Hiện có hơn 1,5 triệu nội dung được chia sẻ trên Facebook là web links, comment, bài trên blog, nhật ký, ảnh. China Qzone với hơn 300 triệu người sử dụng dịch vụ. 80% công ty sử dụng mạng Linked In để tuyển nhân viên. Youtube với trên 100 triệu vidio. Wikipedia có hơn 13 triệu bài viết, 78% bài viết đó không phải tiếng Anh. Có hơn 200 triệu blog, 54% cập nhật nội dung hằng ngày.

Ở Việt Nam, trước khi mạng xã hội thế hệ mới ra đời đã tồn tại những cộng đồng trực tuyến lớn, điển hình như Trái tim Việt Nam Online (ttvnol), vn-zoom, webtretho.

Các mạng xã hội Việt Nam tuy mới hình thành trong giai đoạn gần đây nhưng đã sớm thích nghi được với nhu cầu của người sử dụng. Chẳng hạn Blog là nơi họ được thoải mái “thể hiện cái tôi” qua những bài viết, hình ảnh, đoạn clip, những trao đổi, đánh giá cùng những người bạn trên mạng internet. Hay trao đổi thông tin trên facebook đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với phần lớn “cộng đồng” cư dân mạng hiện nay…

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ trong năm qua và chức năng lan truyền nhanh như vũ bão, mạng xã hội đang là một kênh hữu hiệu dành cho những ai muốn thể hiện bản thân. Chẳng hạn, Tuy không đo lường được chính xác số fan thực sự của sao, nhưng những con số thống kê trên mạng xã hội phần nào cũng nói lên được sự yêu mến của người hâm mộ đối với từng sao và nhân vật nổi tiếng nào đang được cư dân mạng quan tâm nhiều nhất. Hiện, Thủy Tiên đã vượt mặt Hồ Ngọc Hà với 95 ngàn fan trong khi Hà Hồ có 36 ngàn (tính riêng ở hai mạng xã hội lớn hiện nay là Zing Me và Facebook)(3). Và cũng chính những con số ấy cho ta biết được số lượng đông đảo người đang sử dụng mạng xã hội.

Đồng thời, các trang mạng xã hội không có những quy định khắt khe trong đăng tải bài viết hay thậm chí có thể sao chép lại trên báo mạng điện tử. Vì thế, mặc dù các trang mạng xã hội ra đời chỉ nhằm phục vụ cho việc giải trí, vui chơi và trao đổi chứ không phải là báo chí chính thống nhưng lại đang trở thành một thách thức lớn đối với báo mạng điện tử.

Hay vấn đề đang “hot” nhất trong cộng đồng hiện nay là vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích. Mặc dù những trang báo mạng đã cập nhật thông tin một cách liên tục và chính xác diễn biến của vụ án nhưng những trang mạng xã hội cũng nhanh chóng thành lập những diễn đàn để trao đổi và bình luận với sự tham gia của đông đảo cộng đồng thế giới ảo. Những bài báo mạng điện tử về vụ việc này đã được “share” rất nhiều trên các trang mạng xã hội.

Nghiên cứu của bản báo cáo “Tương lai của Truyền thông xã hội” (Social media Futures) do tổ chức Future Foundation thực hiện, được xuất bản bởi Hiệp hội những người hành nghề quảng cáo tại Anh đã cảnh báo rằng, các công ty quảng cáo đến năm 2016 sẽ buộc phải chấp nhận mức tăng trưởng hằng năm chỉ 1,2% nếu không bắt nhịp được xu hướng truyền thông mới mà 1 số website như của Facebook, YouTube và Twitter đang tạo ra.(4)

Các mạng xã hội có thể giúp người tiêu dùng tìm thấy thông tin về các sản phẩm và dịch vụ, đáng chú ý là, những giới thiệu về sản phẩm từ bạn bè trong mạng xã hội có ảnh hưởng lớn hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.

Một số nhà quảng cáo cũng đã tận dụng xu hướng truyền thông xã hội này, ví dụ như quảng cáo Cadbury “Gorilla”đã được xem hơn 10 triệu lần trên YouTube. Hay quảng cáo có tên “Chiến dịch vẻ đẹp thật sự” cho sản phẩm Dove thuộc dòng mỹ phẩm của Unilever cũng được quảng cáo rầm rộ trên video tại YouTube(5)
____________________________
(1)dantri.com.vn, (2)wikipedia.org, (3)zing.me.vn, (4)tvplus.com, (5)youtube.com, (6)ictnew.vn


Ở Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng, tính đến hết tháng 10-2011, đã có hơn 26 triệu người sử dụng, tương đương với khoảng 31% tổng dân số và đứng đầu các nước ASEAN về số lượng người dùng Internet. Trong đó, gần 2/3 số người sử dụng Internet tại các thành phố lớn ở độ tuổi dưới 30. Nhóm dân số sử dụng Internet nhiều nhất là 20-24 tuổi (chiếm hơn ¼). Tỷ lệ nam-nữ sử dụng Internet tương đối cân bằng ở nhóm tuổi 15-19, nhưng khi tuổi càng cao thì tỷ lệ nữ dùng Internet càng giảm. Hầu hết người dùng mạng xã hội có độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi. 72% dân số có độ tuổi từ 18 đến 30 và 43% dân số lớn tuổi sử dụng mạng xã hội để tương tác với bạn bè. Ở Việt Nam hiện nay, người ta dùng điện thoại di động để truy cập mạng xã hội thấp hơn nhiều so với dùng máy tính (48% dân số của mạng xã hội truy cập thông qua máy tính, trong khi 33% truy cập thông qua điện thoại di động).

Người Việt Nam dùng mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao trong cư dân. Với đối tượng 18 tuổi trở lên có tài khoản mạng xã hội thì: 43% người có một tài khoản, 25% có hai tài khoản, 13% có bốn tài khoản trở lên. Trên thế giới, 80% số người sử dụng Internet đã từng dùng các tiện ích của mạng xã hội. Với lợi thế của nó, mạng xã hội vừa là mảnh đất màu mỡ cho báo chí cung cấp nội dung, đồng thời những thông tin nhanh nhạy, phong phú, rộng lớn giúp báo chí tìm đến sự thật của thông tin khi tác nghiệp.

Do lợi thế của mạng Intenet, báo chí thế giới đã đưa thông tin lên thành báo mạng. Ở Việt Nam, Tạp chí Quê hương là báo điện tử đầu tiên đưa lên mạng Intenet vào ngày 31-12-1997, tiếp theo là báo Nhân dân, Lao động, Thông tấn xã Việt Nam, Sài gòn giải phóng... Thời kỳ đầu, các báo điện tử này hầu hết là phiên bản của báo in, chưa có khả năng tương tác, liên kết, cập nhật thông tin nhanh như các báo điện tử hiện nay. Báo điện tử độc lập đầu tiên ra đời là VnExpress (tháng 11-2002), kế tiếp là báo VietnamNet (tháng 1-2003) và VnMedia (tháng 8-2003). Có thể nói, sự ra đời và hoạt động của các báo điện tử độc lập này đã nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng báo điện tử Việt Nam.

Tốc độ tăng nhanh của báo điện tử là từ năm 2008, đặc biệt là năm 2009, với sự xuất hiện của 15 cơ quan báo chí mới (tăng 160% so với năm 2008), năm 2010 có 13 báo điện tử, và 9 tháng đầu năm 2011 có 10 báo điện tử được cấp phép hoạt động. Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến tháng 3-2012, ở nước ta đã có 61 báo, tạp chí điện tử, 190 trang mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, trong đó có một số mạng nổi hơn cả như: ZingMe, GoOnline, Yume, Tamtay, Cyber World…

Đến nay, làng báo in đều nhận rõ tiện ích to lớn của Internet và đã dành sự quan tâm đặc biệt cho báo chí điện tử. Trong số 47 báo, tạp chí điện tử được cấp phép hoạt động từ năm 2008 tới nay thì chỉ có 10 báo, tạp chí độc lập, còn lại là các báo, tạp chí điện tử được thành lập trên cơ sở từ báo in, ít nhiều thêm nội dung và hình thức mới.

MỐI TƯƠNG TÁC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BÁO CHÍ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Đối với xã hội, thông qua mạng xã hội, công chúng không chỉ là người đón nhận mà còn là người phát tán thông tin và tham gia vào quá trình phát triển của nội dung thông tin. Mạng xã hội với mô hình truyền thông xã hội chính là nền tảng đáp ứng nhu cầu đó của công chúng.

Đối với báo chí, bên cạnh những kênh truyền thống, thực tế truyền thông xã hội đang có vai trò quan trọng:
Một là, truyền thông xã hội đang là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi giúp các nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp nhận diện, phát hiện được những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình phục vụ công chúng. Ta đã thấy, thời gian qua, rất nhiều sự việc tung lên mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí kịp thời xác minh và có nhiều bài viết phê phán những hành động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội (2).
Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.
Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào đó, mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí.

Hai là, thông qua mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng bá rộng rãi theo cấp số nhân. Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận…thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của nhà báo được nâng lên. Nếu mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được số lượng độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang báo chính thức của nó. Bởi lẽ, thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó được gửi cho nhau, đọc lẫn nhau, cùng thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức. Thường bạn bè dễ tin nhau, vì thế hiệu quả của thông tin từ bài báo càng cao.
Chính do đặc trưng của mạng xã hội như vậy mà các cơ quan báo chí, các nhà báo khai thác để xây dựng thương hiệu của mình.

Ba là, mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin. Phóng viên báo chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Xin nêu một dẫn chứng, trang Facebook của tờ báo Aftenposten - tờ báo lớn nhất của Na Uy hiện nay, hiện có 67.000 người theo dõi. Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền thông tin mà còn trao đổi với độc giả để nắm bắt được sự quan tâm của họ về những vấn đề gì. Điều này rất có ích cho các nhà báo, cho tòa soạn, nhất là đối với loạt bài phóng sự nhiều kỳ.

Như vậy, với sự có mặt của mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo chủ động cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẻ, được đối thoại của người đọc. Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn được chia xẻ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo. Và lẽ đương nhiên nó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả với nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc qua mạng xã hội. Và, những người làm báo có thể sử dụng tư liệu từ các mạng xã hội.

Rõ ràng, với sự phát triển ngày càng rộng rãi của truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn. Đồng thời, mạng xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho những ai muốn trở thành những cây viết. Với những trang mạng, blog, nếu những cư dân mạng, những blogger cung cấp thông tin chân thực, có giá trị được nhiều độc giả tin cậy, rất có thể họ sẽ trở thành đối tác cung cấp tin của một cơ quan báo chí chính thống. Thông tin từ truyền thông xã hội chỉ có ý nghĩa chân chính, tích cực và văn hóa đối với đời sống xã một khi nó phản ánh đúng, chân thực sự việc, vấn đề. Và chủ thể của nó chỉ trở thành những tác giả có uy tín và được xã hội kính trọng khi họ cung cấp những thông tin chính xác, khách quan và với cái nhìn nhân văn, biện chứng.

Đối với truyền thông xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng: Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin của truyền thông xã hội. Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình.

Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia xẻ trên mạng xã hội.
Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội. Thực tế mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải, vụn vặt về nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân, nhóm người thuộc mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài, có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều, hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ ràng, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo. Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên toàn thế giới.

Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý. Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo… trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Mạng xã hội ngày một phát triển, không ai cản được. Tác động của nó ngày càng to lớn đối với xã hội, trong đó có báo chí. Nhưng, mạng xã hội không phải là phương tiện thông tin đại chúng, không phải là nguồn thông tin chính thống, nó có tính hai mặt, chưa có gì bảo đảm cho tính chính xác của nó.

Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin, đưa ra những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả. Chỉ có như vậy báo chí mới được xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày một được nâng cao, mới góp phần đắc lực phục vụ xã hội, tờ báo mới ngày càng phát triển. Điều kiện để làm được việc đó đòi hỏi trách nhiệm, đạo đức, năng lực của nhà báo; tính nguyên tắc, kỷ cương, sự đứng đắn của cơ quan báo chí; tính nghiêm minh của quy chế, pháp luật của nhà nước. Ngược lại, nếu nhà báo, cơ quan báo chí lựa chọn thông tin, chủ đề thiếu chọn lọc, thiếu kiểm chứng dẫn tới thông tin thiếu chính xác, sai lệch thì tờ báo sẽ bị xã hội đánh gía thấp, người đọc ít quan tâm, đó là dạng báo mà bạn đọc gọi chung là “lá cải” và vô tình hoặc hữu ý nhà báo, cơ quan báo chí đã tiếp tay cho sự lừa đảo, cho mục đích xấu./.
__________________
(1) Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
(2) Ví dụ: - Những ngày đầu tháng 10 vừa qua, nhiều diễn đàn xôn xao trên các mạng xã hội bàn tán về một bức thư của cha mẹ gửi đến những đứa con thân yêu của mình. Báo chí đã tìm hiểu và khai thác nội dung này, đăng tải trên các báo với nhiều bài viết như: “Cảm động bức thư cha mẹ gửi con”, hoặc “Cư dân mạng rớt nước mắt vì “Thư gửi con”… với nội dung giản dị, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình.
- Gần đây nhất, clip về bé 2 tuổi bị ô tô cán tại Trung Quốc, nằm thoi thóp và tiếp tục bị một chiếc ô tô khác nghiến. Gần 20 người đi qua bé gái, nhưng không một ai giúp đỡ cái thân thể đang ngập ngụa trong vũng máu. Độc giả bất bình, phẫn nộ. Báo chí lên tiếng đã tạo nên hiệu ứng tâm lý rộng rãi không chỉ đối với người Trung Quốc mà cả độc giả nhiều nước trước cách ứng xử giữa người với người ở không ít nơi trên trái đất hiện nay.
Like · · Share
Chauxuan Nguyen, Hoa Mặt Trời, Nguyen Cuong and 10 others like this.
3 shares

Tien Hung Tran Thằng này con vẹt dài dòng quá nhưng tóm lại, nó ý thức được cái ngày cáo chung của độc quyền Quốc doanh về thông tin đã liền kề nên nó ỡm ờ ( những người có uy tín trên mạng xã hội có thể là người cung cấp tin) có quản lý....và vẫn leo lẻo " định hướng". Chắc thằng này nó tưởng cái ' bài' mua người Hiền Tài bằng một cái danh hão như cái Đảng nó hay làm còn tác dụng à. Thời nay những Anh T, chị H, Anh D, Anh BS không phải là những người đặt lương tháng trên lương tâm như các vị đâu. Đừng có mà mơ! Nên nhớ, khi độc quyền bưng bít thông tin chấm dứt đồng nghĩa với sự cáo chung của nhà nước độc tài. Tốc độ tin học phát triển từng ngày, thậm chí từng giờ và cuộc đời tên độc Tài có thể đong đếm được ngày chết rồi ngươi yêu tụ do ạ.


aquapham wrote on Dec 25
Anh Ba Sàm:

ĐẶC KHU THÔNG TIN
(Tham luận của Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty VPI)

Thưa các quý vị đại biểu và các bạn nhà báo,
Bài tham luận của tôi có hai phần, trước hết đề cập tới tác động của truyền thông xã hội (TTXH) lên báo chí, chủ yếu liên quan báo mạng, kế đến là đề xuất một thử nghiệm với báo chí nhằm tận dụng lợi thế của TTXH. Chính tựa đề bản tham luận là thể hiện đề xuất đó, lập “Đặc khu Thông tin”.

Tháng 12 này, chúng ta vừa kỷ niệm 15 năm Internet chính thức vào Việt Nam. Có báo mạng cũng đã kỷ niệm tròn 15 tuổi, như VietnamNet chẳng hạn. Nhiều báo mạng khác ra đời ngay sau khi có Internet, còn các diễn đàn trên mạng, các loại blog, web các nhân, kế đến là Facebook, được gọi là TTXH thì đi sau nhiều, tuổi đời có lẽ chỉ bằng nửa báo mạng, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh và tác động lên báo chí đáng kể.

I - TÁC ĐỘNG.
1. Cơ quan quản lý, chủ quản.

Cũng có điểm tương đồng ít nhiều là cung cấp thông tin, song TTXH hầu như không bị giám sát, trong khi báo chí phải chịu sự quản lý nhất định. Điều này buộc phía chính quyền phải suy nghĩ để điều chỉnh phương pháp, các quy định kiểm soát báo chí, không thể theo lối cũ quản báo giấy trong bao nhiêu năm qua, cũng không dễ làm cái chuyện như “bắt chim trời” với những quy định quản lý Internet từ Thông tư 07 cùng Nghị định 97/2008/NĐ-CP 4 năm trước, ra đời mà hầu như không được áp dụng, bị quốc tế phản ứng mạnh và được dự tính thay thế bằng một Nghị định mới, dự thảo từ cách hơn 1 năm, nhưng có lẽ tới giờ vẫn chưa ra được.

Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ, các bộ đã có không dưới chục văn bản liên quan tới quản lý Internet, gồm chỉ thị, thông tư, và nghị định.

Có thể so sánh mối quan hệ, tác động qua lại giữa báo chí và TTXH với hình ảnh của một nền kinh tế tập trung, chỉ công nhận các doanh nghiệp nhà nước, trong khi kinh tế cá thể lại trỗi dậy mạnh mẽ, hấp dẫn người tiêu dùng, thế là nhà nước phải xem lại mô hình hoạt động của các “con đẻ” của mình, sao cho nó sống được, chứ không thể bóp nghẹt kinh tế tư nhân. Với báo chí và TTXH thì sự khác biệt còn lớn hơn, thay đổi nhanh hơn hẳn nhờ có Internet.

Nếu vì không thể quản được TTXH mà dẫn tới lại soi xét kỹ hơn báo chí thì vô hình trung sẽ làm khoảng cách về độ hấp dẫn độc giả của hai loại hình này ngày càng rộng.

Ngay trong các cơ quan liên quan cũng không phải không có sự khác biệt về quan điểm, chỉ xin nói về khác biệt giữa “cơ quan chức năng” với chủ quản, quản lý tài chính. Một đằng muốn giữ “an toàn” thông tin thì lại làm khó cho báo trong kinh doanh, một đằng lại không muốn cứ bao cấp, bù lỗ mãi cho báo, thành thứ “bỏ thì thương, vương thì tội”. Vậy là cần phải cố tìm tới sự dung hòa, không dễ.

2. Độc giả, chính là người tiêu dùng, như đang sống dưới chế độ bao cấp, bỗng kinh tế cá thể được bung ra, như đại hạn gặp mưa, liền đổ xô theo. Họ nhận được thông tin nhanh hơn, thoáng, hấp dẫn, được chia sẻ nhiều hơn hẳn.

Từ chỗ chỉ nhận được một thứ sản phẩm nhất định, nay được có nhiều lựa chọn, độc giả có sự so sánh và phản ứng với báo chí đòi hỏi thay đổi nhiều hơn. Như vậy, TTXH đã tác động lên báo chí gián tiếp qua độc giả.
Thêm nữa, khi nói tới độc giả không có nghĩa chỉ đơn thuần là người “ngoài cuộc”, mà chính ngay trong số họ là các nhà báo, các cán bộ trong các cơ quan quản lý báo chí, các vị lãnh đạo và người thân của họ, tất cả đều chịu tác động của TTXH, từ đó so sánh với báo chí chính thống, không thể không nảy sinh đòi hỏi nâng cao chất lượng cho thứ món ăn tình thần hàng ngày này.
Không thể phủ nhận tình trạng kinh tế nguy ngập hiện nay không có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của báo chí, kênh thông tin, phản biện vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo, những người làm chính sách, luật pháp thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch từ báo chí, sẽ dẫn đến những quyết định sai. Muốn hạn chế hậu quả đó, họ cũng đã, đang tìm đến với TTXH.

3. Với người viết. Các báo đều ít nhiều có những cây viết là cộng tác viên. Với cách biên tập, ứng xử theo khuôn phép cũ sẽ dễ làm họ chán nản. Nhu cầu có tiếng nói đóng góp cho xã hội của họ sẽ đưa họ tới với TTXH. Trên thực tế đã, đang xảy ra như vậy. Từ đó, TTXH vốn đã có nhiều cây viết sắc sảo, đa dạng, kiến thức rộng, có tiếng trong nhiều lĩnh vực, nay ngày càng đông đảo hơn, có thêm cả những người nữa muốn thử sức mình, trở thành các nhà báo không chuyên, càng thu hút độc giả hơn. (Ví dụ về lối biên tập, thêm bớt chỉnh sửa, hỏi lại ý kiến người viết ... ).

4. Các tòa báo, trước áp lực “mất khách” và thậm chí cả “soi lưng” từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ cách “lách”, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần cả xã hội.

Để góp phần giảm bớt áp lực đó, xin đi vào chi tiết, chuyện “bếp núc”, qua một số thay đổi hoặc chưa thay đổi được, liên quan tới việc tận dụng lợi thế đặc biệt của Internet trong cuộc “tranh đua” với TTXH:

- Thông tin tham chiếu. Một lợi thế mà báo giấy không thể có là khi đọc một tin, bài, độc giả có thể ngay tức khắc truy cập hàng loạt thông tin liên quan cùng lúc hoặc đã từng được đăng, để đối chiếu, nắm rõ hơn vấn đề, cả mở mang kiến thức.

Có hai cách tham chiếu, một là đưa tên và đường dẫn những tin bài liên quan đi kèm, việc này nhiều báo đã làm, TTXH thì hầu như không. Cách hai là gắn đường dẫn-link ngay vào đoạn văn của bài viết, giúp độc giả chỉ bấm vào là truy cập được thông tin hữu ích, mới chỉ có vài báo thực hiện, TTXH cũng vậy.

- Lưu trữ bài vở, an toàn hệ thống, tìm kiếm thông tin. TTXH thường dựa trên các hệ thống ứng dụng-quản lý-lưu trữ thông tin của nước ngoài, hiện đại, an toàn, trong khi toàn bộ hệ thống báo mạng của VN thì đều sử dụng những sản phẩm phần mềm do các công ty trong nước viết, từ hình thức cho tới độ tiện dụng, an toàn, bảo mật đều yếu.

Ví dụ:
+ Tìm kiếm thông tin, trang Nhân dân không xếp theo thứ tự nào cả, đến cả Người lao động, Pháp luật TPHCM mà cũng vậy, là hạn chế hiệu quả.
+ Lưu trữ: 3 báo này cũng chỉ cho phép nhận được tin bài trong khoảng 3-5 năm nay thôi, không rõ là chỉ có vậy hay khâu lưu trữ đã không được chú trọng?

- Cũng một tiện ích nhỏ nhưng hữu ích, giúp việc nắm bắt, chọn lựa thông tin của người đọc được nhanh chóng, chỉ ở báo mạng mới cần và làm được, đó là cho phép hiển thị một phần nội dung tin bài khi huơ con trỏ chuột lên tựa bài. Có báo thực hiện rất tốt, cho hiện cả thời điểm bài được lên trang, như Tuổi trẻ. Có báo có nhiều tin bài tốt, mang tên “tiếp thị”, nhưng việc có ý nghĩa tiếp thị này lại không làm, báo lớn như Thanh niên cũng không. Có trang web cá nhân của một nhà báo từ nội dung, tới hình thức tốt vào bậc nhất trên TTXH nhưng cũng không thực hiện cách này.

- Mối quan hệ giữa các báo. Trong khi các blog, FB có những danh mục bạn hữu, trao đổi thông tin, tranh cãi với nhau khá thoải mái, thì các báo mạng rất hạn chế, làm cho độc giả cảm giác thiếu thông tin, bị bó hẹp trong một môi trường nhất định khi truy cập vào một trang báo nào đó. (Ví dụ: Lao động; chuyện về một nhà hàng của người nước ngoài; yêu cầu bản quyền: TT, DT, TN, ... ).

- Đính chính, sửa nội dung. Khi có một thay đổi do sai sót, nhầm lẫn trong tin, bài, lợi thế của báo mạng là có thể thực hiện ngay trên bài viết ban đầu, ngoài một bản tin đính chính riêng. Thế nhưng, hầu như các báo vẫn theo lối cũ thời báo giấy, bài đính chính riêng, nằm ở đâu đó, trong khi độc giả vẫn có thể tiếp tục đọc bài ban đầu với những sai sót mà họ không hề được biết.

Chưa kể, có những tin bài đã lên mạng, vì lý do nào đó không được tồn tại nữa, nhưng lại bị âm thầm gỡ bỏ, hầu như không hề được thông báo, giải thích lý do, độc giả truy cập vào không được. Làm vậy vừa thiếu tôn trọng độc giả, vừa thiếu áp lực trách nhiệm lên chính nơi đã “gây ra” việc phải gỡ bỏ tin bài đó. Ví dụ có rất nhiều, nhưng gần đây nhất là bài trên báo Thanh tra: “‘Đánh đấm’ mạnh, ông Trần Nhung bị ‘trả thù’?” hiện còn thấy được trên mạng là phải nhờ thủ thuật tìm kiếm.

- Phản hồi của độc giả. Đây là một vấn đề rất quan trọng, thu hút người đọc tham gia nếu như nó thực chất, chắc báo nào cũng ý thức được, nhưng có lẽ chủ yếu sợ không quản nổi, sơ xảy bị cơ quan quản lý xử lý. Có báo lớn, số độc giả rất đông, nhưng lại hầu như không đăng ý kiến phản hồi, hoặc loan tin là có cả trăm, nhưng chỉ chọn đăng vài ý kiến. Làm vậy, độc giả rất nản!
Phải nói thêm rằng nhiều độc giả có thông tin, kiến thức rất tốt liên quan tới một bài báo mà họ đọc, muốn chia sẻ với cộng đồng, cùng nhau nâng cao dân trí, họ sẵn sàng viết phản hồi công phu không thua gì một bài báo, nghiên cứu, nhưng khi biết dẫu có viết ra, cũng sẽ bị “vứt sọt rác”, họ đành quay lưng. Cứ đao to búa lớn “chảy máu chất xám” ở ngành này, ngành kia, trong khi “chảy máu”, “mất máu” ngay tại đây từ những chuyện tưởng như nhỏ.

- Tường thuật trực tiếp. Truyền hình, âm thanh. Tuổi trẻ truyền trực tiếp VTV-Thời sự 19h.

- Tạo ra diễn đàn như trên TTXH.

- ...

5. Các nhà báo là những người chịu sức ép trực tiếp của TTXH. Nội dung thông tin họ đưa, lối viết, mức độ nhanh nhạy ... có thể được kiểm chứng, so sánh, đánh giá trên mạng TTXH. Mặt tốt là họ sẽ phải chủ động hơn trong trau dồi tay nghề, bớt xơ cứng, có thêm thông tin, đa chiều hơn, có điều kiện học hỏi, tìm ra ý tưởng mới ... Mặt không lợi có thể sẽ ở chỗ bị cuốn theo nhu cầu quá độ của “thị trường”, dễ mắc sai sót, chất lượng bài vở thấp. Được đào tạo trong trường lớp mà có lẽ việc chuẩn bị cho một thế giới TTXH phát triển mạnh như hiện nay là không được bao nhiêu. Một số trong họ cũng đã “tự phát” tham gia vào TTXH, bằng việc mở blog cá nhân, viết bài cho blog, web, tham gia các diễn đàn...
- ...

6. Phát hành. Mô hình xưa cũ phát hành báo giấy hoàn toàn xa lạ với báo mạng hiện nay. Tại sao không nghĩ tới việc báo mạng cũng phải có doanh nghiệp “phát hành”, tức là giúp “bán báo” trên mạng?
http://www.baomoi.com/
http://xembaomoi.com/
http://docbao.com.vn/

II - THỬ NGHIỆM.

Cách đây ¼ thế kỷ, nền kinh tế quan liêu bao cấp đứng trước thách thức, đòi hỏi của xã hội, buộc phải có những bước cải cách mạnh mẽ, chuyển sang kinh tế thị trường. Trước đó, trong nhiều năm, cũng đã có những thử nghiệm khuyến khích kinh tế cá thể, tạo nên những áp lực, cho ta kinh nghiệm đi tới “Đổi mới”.

Thế nhưng, mới cải cách kinh tế thôi, về chính trị thì chưa. Giáo dục, Tư pháp ... cũng có những cố gắng “cải cách” nhưng rất chậm, thậm chí bị cho là thụt lùi. Có lẽ vì đi tới theo lối “khập khiễng” nên mới có tình trạng kinh tế, xã hội hiện nay. Vậy cũng cần nghĩ đến một điều, để chuẩn bị cho việc cải cách thể chế chính trị, thì nên cải cách báo chí trước; mà muốn thực hiện thì lại phải đi từng bước. Nếu không tính được từng bước khéo léo, thì dễ rơi vào tâm trạng e sợ, co thủ lại, càng lúng túng thêm.

Khi bước vào cải cách, hệ thống kinh tế XHCN đã đưa ra những mô hình thử nghiệm, là “Đặc khu Kinh tế”, “Khu công nghiệp”, “Khu chế xuất”, “Khu kinh tế mở”, ... Thử hình dung, nay bước vào một giai đoạn thử nghiệm cải cách báo chí trước áp lực phải thay đổi, một phần từ TTXH, có lẽ cần thể nghiệm một mô hình, tạm gọi là “Đặc khu Thông tin” (ĐKTT).

ĐKTT là khu vực trung dung giữa báo chí chính thống và TTXH. Ở đó có sự theo dõi, quản lý nhất định của cơ quan chức năng, nhưng không cần thiết chặt chẽ như với báo chí hiện nay. Ở đó thông tin cung cấp “thoáng” hơn báo chí chính thống nhưng sẽ cẩn trọng hơn so với TTXH.

Có những thông tin “nhạy cảm” của nhà nước, không tiện đưa lên báo, nhưng lại rất cần phổ biến tới người dân, thử nghiệm hay tận dụng tiếng nói công luận. Có những vấn đề cần lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng, sáng kiến của dân, nhưng lâu nay vẫn lúng túng khi cần tổ chức thu thập qua báo chí chính thống ...

ĐKTT sẽ là nơi gửi gắm những điều đó. Cụ thể có 2 loại:

1. Tạo điều kiện, riêng, đặc biệt cho một số tờ báo.
Trước mắt chỉ thử nghiệm cho 1-2 báo, được đưa những tin bài phản ánh rõ, đầy đủ, nhiều chiều hơn, được thảo luận cởi mở hơn trong một số vấn đề được coi là “nhạy cảm” mà báo chí nhà nước tránh hoặc thông tin không đầy đủ.

Những báo này có thể sử dụng địa chỉ tên miền quốc tế, ban lãnh đạo không hoàn toàn ở Việt Nam, nguồn tài chính có cả tư nhân, nhưng cơ quan, tổ chức của nhà nước vẫn nắm phần lớn.

Thực ra, đây cũng như một thử nghiệm, chuẩn bị cho việc chính thức cho phép có báo tư nhân. Trong hơn mười năm qua, thực tế đã có báo chí tư nhân, nhưng dưới nhiều dạng biến tướng, không rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm, cũng không có một ý thức, phương pháp mạch lạc cho việc chuẩn bị từng bước cải cách hệ thống báo chí cả nước. Các báo nửa tư nhân này hầu như mang tính tự phát, thuần túy kinh doanh; phía cơ quan quản lý thì thụ động theo yêu cầu “làm kinh tế” của các cơ quan chủ quản có các báo “ăn theo” này.

2. Blog trên báo. Cách này báo nước ngoài đã làm, ở VN cũng đã có báo thử nghiệm, như VOV News, còn Lao động cũng có nhưng ... như không. Khác với các nước có môi trường thông tin thoáng hơn, ta cần coi loại hình này như là một thứ “cửa sau” giúp báo chí nhà nước nâng chất lượng, độ hấp dẫn độc giả, nhưng bớt bị bó buộc vào khâu quản lý. Ở môi trường này, có thể có cả các nhà báo, cả những cây viết “ruột” của báo, nội dung, phạm vi đề cập được thoải mái hơn, BBT ít phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

3. Khuyến khích một số trang mạng, blog cá nhân tự chấp nhận nằm trong sự quản lý ở mức độ nào đó của cơ quan chức năng.

Các trang mạng, blog cá nhân này sẽ tự nguyện đăng ký và được cơ quan quản lý báo chí công nhận.

Họ được hưởng một số quyền lợi nhất định, như cấp loại thẻ riêng (khác thẻ nhà báo), tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ báo chí, tham gia một số cuộc họp giao ban, hội thảo chuyên đề báo chí v.v..

Mặt khác, họ lại phải giữ mối quan hệ nhất định với cơ quan quản lý báo chí, chấp nhận một số yêu cầu đăng tải, điều chỉnh thông tin khi cần thiết, cũng có thể bị tước thẻ, rút giấy đăng ký ... tùy phía cơ quan quản lý, nếu có nhiều bất đồng quan điểm liên quan đăng tải tin, bài với cơ quan này.

Cơ quan quản lý loại hình này chỉ nên là một, Bộ hoặc Sở TTTT.
Đây cũng là kênh đối thoại, thông hiểu lẫn nhau giữa cơ quan chức năng và người dân, cư dân mạng, giảm bớt khoảng cách đang ngày càng lớn.
Trên đây chỉ là vài gợi mở, cần suy nghĩ thêm những hình thức khác và đi sâu mổ xẻ các cách thức thực hiện.

Xin cám ơn quý vị đã chú ý lắng nghe và mong nhận được ý kiến đóng góp.

-----
Ghi chú: bài Tham luận được soạn cho việc trình bày trực tiếp, nên hạn chế cách hành văn như bài báo thông thường. Nhiều ý trong bài sẽ được tác giả đi sâu hơn trong khi trình bày.

No comments:

Post a Comment